XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH CÚM

Đã Xem: 1508

LẤY MẪU XÉT NGHIỆM CÚM TẠI NHÀ HẢI PHÒNG

Lấy máu xét nghiệm tại nhà Hải Phòng

Lấy mẫu xét nghiệm cúm tại nhà Hải Phòng

1.  Cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông xuân. Bênh lây nhiễm trực tiếp tè người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
          Có 3 chủng virus cúm (A, B và C); tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm thường gặp là cúm A và cúm B. Bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn.

 2. Tác nhân gây bệnh       
- Virus cúm A được chia thành các phân nhóm dựa vào tổ hợp các kháng nguyên (H) và các kháng nguyên (N); có 16 loại kháng nguyên (H), đối với mỗi loại thì lại có đến 9 phân nhóm protein N, khi tổ hợp lại thì có khả năng tạo ra 144 phân nhóm virus cúm chủng A khác nhau.
- Virus cúm B (influenza type B): Thường chỉ phát hiện thấy ở người nhưng ít gây thành dịch như virus cúm A.
- Virus cúm C (influenza type C): Người bị nhiễm virus cúm C có thể biểu hiện các triệu chứng ở dạng nhẹ. Virus cúm C không gây thành dịch.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán:
- Xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên (influenza Antigen).
- Chẩn đoán huyết thanh học tìm động lực kháng thể giữa hai thời kỳ khởi phát và lui bệnh.
- Nuôi cấy phân lập virus
- Phản ứng chuỗi men RT-PCR và miễn dịch huỳnh quang.

 Hiện tại phòng khám bác sĩ gia đình Ngọc Hà đang triển khai xét nghiệm nhanh chẩn đoán cúm (influenza Antigen), nhằm phát hiện định tính và phân biệt kháng nguyên của virus cúm A và cúm B trực tiếp từ bệnh phẩm hoặc tăm bông lấy mẫu từ mùi/họng; xét nghiệm có độ nhạy 91,8% và độ đặc hiệu là 98,9%. Kết quả có sau 30 phút.

Các bạn chỉ cần gọi điện chúng tôi sẽ đến tận nơi lấy mẫu xét nghiệm, xét nghiệm nhanh độ chính xác cao, đặc biệt không đau do chỉ lấy bệnh phẩm là đờm.

Các triệu chứng gặp phải khi bị  cúm

  • Thể nhẹ bệnh diễn biến 5 – 7 ngày nếu không có biến chứng với biểu hiện: sốt cao đột ngột, ho, đau họng, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi,...
  • Thể nặng có thể bị suy hô hấp, trụy mạch, suy đa tạng và dẫn đến tử vong.

Điều trị

  • Thuốc điều trị đặc hiệu: Tamiflu (oseltamivir) là thuốc điều trị đặc hiệu cần được chỉ định điều trị càng sớm càng tốt, ngay từ ngày 1 - 2 của bệnh và đảm bảo uống đủ liệu trình điều trị. Thuốc được chỉ định và theo dõi bởi bác sỹ chuyên khoa.
  • Điều trị không đặc hiệu:
  • Điều trị triệu chứng: hạ sốt, vitamin, bù nước và điện giải, điều trị biến chứng;
  • Những trường hợp cúm nhẹ có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại nhà. Một số trường hợp cơ địa đặc biệt như suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh mạn tính, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai... cần được điều trị và theo dõi tại viện. Trường hợp nặng cần theo dõi tại đơn vị cấp cứu;
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường.

Phòng bệnh

  • Vệ sinh môi trường;
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người bệnh;
  • Rửa tay bằng xà phòng;
  • Vệ sinh mũi họng;
  • Nâng cao thể trạng, sức đề kháng;
  • Khám bác sỹ chuyên khoa khi có triệu chứng cúm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh khi nghi ngờ cúm;
  • Tiêm phòng: tiêm vắc xin phòng cúm.